Đảo nợ là gì: Phải chăng vi phạm chính sách ngân hàng

Chúng tôi vẫn hay nhận được các câu hỏi tương tự xoay quanh chủ đề này “Đảo nợ là gì?”, “Đảo nợ có ưu, nhược điểm như thế nào?”, “Hiện nay, Nhà nước có cho phép vay đảo nợ hay không?”

Đối với các khách hàng thường xuyên tiếp xúc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì các khái niệm Đảo nợ đã vô cùng quen thuộc. Còn đối với một số cá nhân lần đầu tiên vay vốn tại ngân hàng thì cụm từ dường như có đôi chút khó hiểu. Cùng Gocnhintaichinh.com chúng mình tìm hiểu từ A – Z về chủ đề này nhé!

Đảo nợ là gì?

đảo nợ là gì?

Vấn đề đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu không gì khác chính là khái niệm “Đảo nợ là gì?”.Sẽ vô cùng quen thuộc, đặc biệt nếu bạn thường xuyên thực hiện các giao dịch vay vốn tại ngân hàng.

Có thể hiểu đơn giản, đảo nợ là hình thức bạn tiến hành một hợp đồng vay vốn mới và dành khoản vay đó để thanh toán các hợp đồng vay vốn cũ chưa thể thanh toán.

Việc đảo nợ của khách hàng được chính phủ quy định tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP. Từ ngày 15/3/2017, đảo nợ chính thức bị cấm và trở thành một hành vi vi phạm pháp luật ngoại trừ một vài trường hợp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các trường hợp này ở nội dung phía sau nữa nhé!

Đảo nợ và đáo hạn khác nhau ra sao?

Trước tiên chúng ta cần biết được đáo hạn là gì? Đáo hạn là hình thức gia hạn thêm thời gian vay vốn của khách hàng tại ngân hàng. Thông qua hình thức này, người vay vốn có thể có thêm thời gian trong hoạt động buôn bán, kinh doanh của mình.

Về cơ bản, cả 2 hình thức này đều nhằm một mục đích chung là kéo dài thêm thời gian kết thúc của hợp đồng vay vốn tại ngân hàng. Hiện đều không bị Nhà nước cấm và tốn một mức phí nhất định. Tuy nhiên, dù giống nhau về mục đích nhưng mỗi hình thức đều có những điểm khác nhau và đặc trưng riêng biệt như sau:

Đảo nợ

  • Khởi tạo một khoản vay mới để thanh toán cho khoản vay cũ với mục đích tránh phát sinh nợ xấu 
  • Không đi kèm bất kì điều kiện nào

Đáo hạn

  • Kéo dài thời gian vay vốn khi đến hạn thanh toán hợp đồng vay mà chưa đủ khả năng chi trả
  • Có đi kèm theo điều kiện được đưa ra từ phía ngân hàng để đảm bảo khả năng chi trả khoản vay của khách hàng

Cách vay tiền đảo nợ ngân hàng như thế nào?

Cách vay tiền đảo nợ ngân hàng như thế nào?

Như các bạn đã biết, đảo nợ là hình thức đã bị Nhà nước nghiêm cấm từ năm 2017 đến nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt các tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ tìm cách để giúp khách hàng có thể thành công thanh toán khoản nợ cũ trong một giới hạn cho phép, tránh tình trạng phát sinh nợ xấu. Điểm qua một vài trường hợp đảo nợ bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm khi vay đảo nợ.

Hình thức đảo nợ thực sự đều lại nhiều lợi ích tích cực cho cả phía ngân hàng và lẫn khách hàng vay vốn:

  • Đối với ngân hàng: giảm thiểu nợ xấu và các khoản nợ quá hạn, giảm trích lập dự phòng rủi ro và hơn hết là giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
  • Đối với khách hàng: giúp cá nhân, doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng, giảm áp lực tài chính, tránh được nguy cơ rơi vào nợ xấu, giảm thiểu lãi suất nếu rơi vào nợ quá hạn. Từ đó, cá nhân và doanh nghiệp có thêm cơ hội, chi phí để vực dậy và duy trì hoạt động thêm một khoản thời gian nhất định.

Nhược điểm khi vay đảo nợ.

Tuy có nhiều đặc điểm tích cực như trên nhưng hiện tại đảo nợ vẫn là hình thức hiện bị cấm nên chắc hẳn vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro và bất cập nhất định.

1. Hợp đồng vay mới bị từ chối bởi Ngân hàng.

Như đã đề cập ở nội dung trên về một vài trường hợp đảo nợ. Trong trường hợp bạn lựa chọn phương thức vay vốn từ bên ngoài có lãi suất cao để thanh toán nợ cho ngân hàng sau đó tái vay vốn tại ngân hàng để thanh toán cho khoản vay bên ngoài. 

Nhưng nếu chẳng may, vì lý do nào đó ngân hàng không cho phép bạn tiếp tục vay vốn nữa. Đồng nghĩa bạn sẽ phải gánh chịu khoản nợ từ nguồn vay bên ngoài với lãi suất cao.

2. Rủi ro gặp phải hồ sơ giả

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp vì muốn nhanh chóng thanh toán nợ cho ngân hàng nên đã sử dụng giấy tờ giả để vay vốn ngân hàng và thực hiện đảo nợ. Điều này gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng về sau và nếu bị phát hiện sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật về hành vi làm giả giấy tờ, hồ sơ vay vốn.

3. Rủi ro về nợ xấu

Khi cá nhân, doanh nghiệp tiến hành đảo nợ, chẳng có gì đáng nói nếu đối tượng vay vốn không làm ăn thua lỗ và tiếp tục không có khả năng chi trả cho ngân hàng. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu số tiền quá lớn và dẫn đến nợ xấu cho người vay vốn.

4. Hình thức đảo nợ không được nhà nước cho phép

Vì bản chất đảo nợ là hình thức không được sự cho phép của Nhà nước nên trong trường hợp bị phát hiện cá nhân, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, thậm chí là hình sự trước pháp luật.

Phí đảo nợ ngân hàng là bao nhiêu?

Do là hình thức không được sự cho phép của Nhà nước vì thế dường như không có bất kỳ hồ sơ, chứng từ nào quy định rõ ràng về mức phí đảo nợ.

Thông thường, mức phí đảo nợ sẽ khá cao và được tính theo thời gian là ngày dao động từ 0,3% – 0,5%/ngày/tổng số tiền vay.

Nhà nước có cho vay đảo nợ không?

Nhà nước có cho vay đảo nợ không?

Như chúng tôi đã đề cập nhiều lần ở nội dung trên, hiện tại đảo nợ không còn được Nhà nước cho phép. Nội dung cụ thể được quy định chi tiết tại thông tư 39/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp vẫn cho phép thực hiện đảo nợ:

Có nên vay đảo nợ ngân hàng hay không?

Trước khi quyết định lựa chọn vay đảo nợ khách hàng cần cân nhắc các yếu tố: 

Lời kết

Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm đảo nợ cũng như có những lựa chọn phù hợp trước khi đưa ra quyết định vay đảo nợ.

Thế là đã hoàn thành xong bài viết các vấn đề về đảo nợ. Gocnhintaichinh vừa cung cấp đến các bạn các kiến thức như đảo nợ là gì? Các ưu, nhược điểm của đảo nợ? Nên hay không nên thực hiện vay đảo nợ.

5/5 - (10 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây