Lãi gộp là gì: hệ số và cách tính ra sao (Cập Nhật 2020).

Lãi gộp là gì chắc chắn là một thuật ngữ mà rất nhiều người quan tâm. Bởi đối với các doanh nghiệp và công ty kinh doanh, lãi gộp là một phần không thể thiếu. Nó thường xuất hiện trong nhiều báo cáo tài chính. 

Nếu bạn chưa hiểu rõ về lãi gộp cũng như cách tính thì đừng bỏ qua các thông tin sau đây tại Gocnhintaichinh.com bạn nhé.

Lãi gộp là gì?

Lãi gộp là gì?

Lãi gộp là gì trở thành thắc mắc chung của rất nhiều người. Trong đó, lãi gộp được hiểu là tiền lãi sau khi đã lấy doanh thu trừ đi chi phí đầu đầu vào.

Thực chất, lãi gộp chính là khoản dư giữa doanh thu và chi phí chính cho kinh doanh. Tùy vào từng doanh nghiệp cụ thể với các mặt hàng kinh doanh khác nhau mà lãi gộp sẽ được tính khác nhau.

Tỷ lệ lãi gộp là gì ?

Sau khi hiểu được lãi gộp là gì, vấn đề tiếp theo bạn cần phải tìm hiểu chính là tỷ lệ lãi gộp hay hệ số lãi gộp là gì. Theo đó, hệ số biên độ lợi nhuận gộp là hệ số lợi nhuận hiển thị dưới dạng % của doanh thu. Người ta có thể biết được số lợi nhuận chính xác là bao nhiêu thông qua tỷ lệ lãi gộp này.

Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp còn áp dụng cách tính tỷ lệ lãi gộp này để so sánh lãi giữa các năm. Nó giúp mọi người có thể đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp, công ty như thế nào. Hệ số lãi gộp sẽ hiển thị dưới dạng %.

Theo đó:

Tỷ lệ lãi gộp = lãi gộp/ doanh thu.

Nếu một doanh nghiệp có doanh thu tăng, điều đó chưa thể khẳng định hiệu quả kinh doanh có tốt lên hay không. Mà người ta cần phải căn cứ xem tỷ lệ lợi nhuận tăng hay giảm để xác định. 

Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm đi tức là hiệu quả kinh doanh giảm. Từ đây, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc và biết cách điều chỉnh yếu tố đầu vào vật tư, nguyên liệu tăng cao, chi phí marketing tăng lên,…

Ý nghĩa của lãi gộp là gì?

Ý nghĩa của lãi gộp là gì?

Lãi gộp có một vai trò cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp. Nó quyết định đến việc sinh lời của doanh nghiệp hiệu quả như thế nào. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư kinh doanh tiếp hay không. 

Trong trường hợp hiệu quả kinh doanh chưa tốt, lãi gộp thể hiện ở các con số sẽ giúp bạn lãnh đạo công ty nhìn nhận xem doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa và cần khắc phục trong một số lĩnh vực, giai đoạn nào để hiệu quả tăng lên.

Khi lãi gộp âm, tức là doanh thu ít hơn chi phí đầu vào hay còn gọi là lỗ cho thấy doanh nghiệp làm việc không hiệu quả. Công ty của bạn trong trường hợp này đang phải bù lỗ. Chính vì thế, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có thể khắc phục kịp thời, tránh trường hợp dẫn đến phá sản.

Còn nếu lãi gộp dương thì nó cho thấy doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh khá tốt, có lợi nhuận. Vì thế mà doanh nghiệp cần phải tiếp tục đầu tư để tăng tỷ lệ lợi nhuận lên mức cao hơn nữa.

Là người quản lý hay ban lãnh đạo công ty, doanh nghiệp, bạn chắc chắn không thể không theo dõi sự biến động của lãi gộp. Nó giúp các doanh nghiệp xác định được tình trạng thực tế ra sao.

Công thức tính lãi gộp là gì?

Công thức tính lãi gộp là gì?

Công thức tính lãi gộp sao cho chuẩn? Làm sao tính lãi gộp chính xác nhất? Cũng là những vấn đề không ít người hiện nay quan tâm. Bởi, nhiều nơi khác nhau sử dụng những khái niệm khác nhau trong công thức tính lãi gộp. 

Về công thức để tính lãi gộp thi cực kỳ đơn giản. Trong đó, mọi người chỉ cần dựa trên khái niệm lãi gộp là có thể tính được công thức này.

Công thức tính lãi gộp: 

Lãi gộp = doanh thu – chi phí đầu vào.

Trong một số sách kinh tế, người ta có đưa ra công thức lãi gộp = doanh thu thuần – chi phí hàng hóa. Đây là công thức được viết chi tiết hơn. Vì doanh thu thuần, hiểu về bản chất vẫn là doanh thu.

Bên cạnh đó, một số nơi còn có công thức: lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – chi phí. Công thức này có vẻ hơi khác với công thức phổ biến, tuy nhiên, nó vẫn là công thức để tính lãi gộp. Bởi lẽ, lợi nhuận gộp hay lãi gộp vẫn là một khái niệm chung.

Lời kết.

Trên đây là một số thông tin về lãi gộp là gì, hệ số lãi gộp là như thế nào, công thức tính lãi gộp ra sao,… cho mọi người tham khảo. 

Hy vọng đây chính là những chia sẻ hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp biết cách tính lợi nhuận gộp để có những biện pháp duy trì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây