Lãi nhập gốc là gì: 4 Lợi thế từ gửi tiếp kiệm này là gì?

Thị trường tài chính phát triển với vô số hình thức vay vốn mới lạ, đa dạng về khái niệm và hình thức giao dịch. 

Tuy nhiên nếu khách hàng không hiểu hết các khái niệm cơ bản về từng hình thức giao dịch sẽ không phát huy được hiệu quả tốt đa của nó, thậm chí có thể đầu tư sai, không phù hợp. 

Bài viết giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc xoay quanh câu hỏi “lãi nhập gốc là gì?”, cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích khi đầu tư tài chính. Nào, cùng tham khảo Gocnhintaichinh.com bạn nhé!

Lãi nhập gốc là gì?

Lãi nhập gốc là gì?

Lãi nhập gốc là hình thức tính lãi của ngân hàng đối với khách hàng gửi tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn. Hàng kỳ khách hàng sẽ không nhận tiền lãi, số tiền đó sẽ được nhập vào tiền gốc. Lãi nhập gốc được thực hiện với các sản phẩm cụ thể như sau:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Lãi nhập gốc sẽ được ngân hàng quản lý  tính toán khi tính lãi nhập gốc vào thời điểm ngày cuối cùng của tháng. Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về khoảng thời gian này

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Với những khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn không lãnh lãi suất hoặc theo thoả thuận giữa khách hàng và đơn vị tài chính thì khoản tiền lãi nhập gốc này sẽ được tính cho khách hàng

Cách thức thực hiện lãi suất nhập gốc như thế nào?

Việc thực hiện lãi suất nhập gốc phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Sẽ có 2 nhóm chính như sau:

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Việc tính toán cũng như quản lý tiền gửi, tính lãi nhập gốc sẽ được tính vào thời điểm những ngày cuối cùng của tháng. Tuỳ từng ngân hàng sẽ có quy định cụ thể khác nhau.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn.

Khi đến kỳ hạn nếu khách hàng không tất toán, nhân viên ngân hàng sẽ làm lãi nhập gốc theo thỏa thuận từ trước. Đồng thời khách hàng cũng được mở kỳ hạn tiết kiệm mới.

Trong đó, thời gian kỳ hạn bằng kỳ hạn cũ, lãi suất bằng lãi suất cũ, tiền gốc mới bằng số dư gốc cũ cộng với tiền lãi nhập gốc.

Công thức tính lãi suất nhập gốc là gì?

Công thức tính lãi suất nhập gốc là gì?

Công thức tính lãi nhập gốc tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể:

Đối với tiền gửi không kỳ hạn:

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất (tháng)/30 ngày

Trong đó: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại)

Số gốc mới = Dư gốc (Tính đến ngày lãi nhập gốc) + Số tiền lãi nhập gốc

Đối với tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền lãi = Số dư tiền gửi  x  Thời gian gửi  x  Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

Để hiểu rõ hơn về phương thức tính tiền lãi nhập gốc của phương thức có kỳ hạn. Gocnhintaichinh xin phép đưa ra một ví dụ cụ thể để khách hàng có thể dễ dàng hình dung.

Khách hàng A đang sở hữu số là 700 triệu và đang có nhu cầu gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Khách hàng sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm 3 tháng với lãi suất 8%/Năm. Lãi suất đối với kỳ hạn 12 tháng là 10%/Năm. Sau một năm số tiền gửi sẽ có 2 cách tính như sau:

Trường hợp gửi 12 tháng với lãi suất 10% Năm:

Tiền lãi = 700 triệu x 10%/12 x 12 tháng = 70 triệu

Trường hợp gửi 3 tháng với lãi suất 8% Năm:

Tiền lãi = 700 triệu x 8%/12 x 2 = 9,33 triệu đồng

Lần 2: Tiền lãi = (700 triệu đồng + 9.33 triệu đồng) x 8%/12 x 2 =9,45 triệu đồng

Lần 3: Tiền lãi = (700 + 9,33+ 9,45) x 8%/12 x 2 = 9,58 triệu đồng

Lần 4: Tiền lãi = (700 + 9,33+ 9,45 + 9,58) x 8%/12 x 2 = 9,71 triệu đồng

Lợi ích khách hàng nhận được từ phương thức lãi nhập gốc.

Lãi nhập gốc là hình thức đầu tư tài chính mới nhưng thu hút được rất nhiều khách hàng nhờ các ưu điểm sau:

Chính những ưu điểm nổi bật này đã giúp lãi nhập gốc ghi điểm tuyệt đối trong lòng khách hàng, trở thành một trong những hình thức giao dịch tài chính được yêu thích và sử dụng nhiều nhất.

Lời kết.

Bài viết giới thiệu với bạn đọc những thông tin cơ bản về lãi nhập gốc, khách hàng hiểu rõ lãi nhập gốc là gì, từ đó có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho việc lựa chọn và đầu tư tài chính. Truy cập website Gocnhintaichinh để biết thêm chi tiết.

5/5 - (10 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây