Lãi suất dư nợ giảm dần là gì? Tốt hơn lãi suất phẳng không?

Lãi suất là yếu tố cần cân nhắc khi cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vay tín dụng. Tùy thuộc vào điều kiện và tổ chức tín dụng, mức lãi suất có thể khác nhau. Vậy, cần hiểu như thế nào là lãi suất?

Lãi suất dư nợ giảm dần là gì? Cùng gocnhintaichinh để hiểu rõ hơn về những khái niệm này nhé!

Lãi suất cho vay là gì?

Lãi suất dư nợ giảm dần là gì: cập nhật cách tính mới nhất.

Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm trên số tiền cho vay trong thời hạn nhất định (theo tháng hoặc theo năm). Mức lãi suất này được quy định dựa trên thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng có quy định về giới hạn lãi suất cho vay với các tổ chức này.

Đa phần các ngân hàng/ tổ chức cho vay hiện nay đều có những khung vay và lãi suất cho vay rõ ràng. Theo đó, mức lãi suất cho vay sẽ được thỏa thuận nghiệp vụ tương ứng với thời hạn vay, phương thức thanh toán,…

Chia theo đối tượng các quan hệ dân sự, lãi suất cho vay có 3 nhóm đối tượng. Một là, ngân hàng và tổ chức cho vay tín dụng. Hai là, giữa các tổ chức cho vay tín dụng. Ba là, ngân hàng/ tổ chức cho vay tín dụng và khách hàng.

Chia theo giá trị thực, lãi suất cho vay bao gồm lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Với lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ phần trăm tiền lãi sẽ được quy định trên các văn bản thỏa thuận. Với lãi suất thực, tiền lãi là phần tiền danh nghĩa sau khi cộng với tỷ lệ lạm phát. Đây cũng là lý do khiến lãi suất cho vay trên thực tế thường lớn hơn so với hợp đồng thỏa thuận.

Xem thêm:

Lãi suất dư nợ giảm dần là gì?

Lãi suất dư nợ giảm dần là gì?

Trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp hàng tháng, lãi suất dư nợ giảm dần là khái niệm thường gặp. Thông thường, cách tính này sẽ được so sánh với lãi suất dư nợ gốc, được tính trên phần tiền gốc (tổng tiền đã vay). Ngược lại, lãi suất dư nợ giảm dần được tính trên phần tiền còn nợ trên thực tế.

Từ khái niệm cho thấy cách tính lãi suất dư nợ giảm dần có lợi hơn so với cách tính còn lại. Tuy vậy, tỷ lệ phần trăm lãi suất tính theo dư nợ giảm dần thường cao hơn so với dư nợ gốc. Đồng thời, tổng lãi suất tính trên số tiền vay trong thời hạn (theo hợp đồng) không có sự chênh lệch quá lớn. Do đó, khách hàng nên hỏi rõ để hiểu rõ hơn về phần lãi suất cần trả khi ký hợp đồng.

Cách tính lãi suất dư nợ giảm dần

Cách tính lãi suất dư nợ giảm dần

Lãi suất dư nợ giảm dần là tỷ lệ phần trăm lãi suất trên số nợ còn lại trên thực tế. Theo đó, tiền lãi hàng tháng sẽ giảm dần khi qua hàng tháng (đã trả một phần tiền gốc theo tháng). Cụ thể, phần lãi suất dư nợ giảm dần có thể tính như sau.

  • Tiền gốc hàng tháng khách hàng tiến hành trả góp được tính là:

Tiền gốc hàng tháng = (Tổng vay) : (số tháng vay)

  • Tiền lãi suất cần trả tháng đầu:

Tiền lãi tháng đầu = (Tổng vay) x (Lãi suất dư nợ giảm dần)

  • Tiền lãi suất cần trả các tháng tiếp theo

Tiền còn nợ thực tế = (Tổng vay) – (Tiền gốc đã trả)

Tiền lãi = (Tiền còn nợ thực tế) x (Lãi suất dư nợ giảm dần)

Như vậy, hàng tháng khách hàng sẽ đóng tiền gốc hàng tháng phải trả và tiền lãi suất dư nợ giảm dần. Càng trả được nhiều, số tiền còn nợ trên thực tế sẽ giảm, số tiền lãi hàng tháng cũng sẽ giảm.

Tuy vậy, phụ thuộc vào lãi suất để kết luận cách tính dư nợ giảm dần có lợi hơn cho khách hàng? Do đó, bạn nên tư vấn kỹ lưỡng để hiểu rõ hơn về mức lãi suất mà ngân hàng đề nghị.

Có nên vay tín chấp với lãi suất dư nợ giảm dần không?

Tiền lãi suất được tính theo nợ gốc hay dư nợ giảm dần sẽ có sự khác nhau hàng tháng thanh toán. Tuy vậy, lãi suất dư nợ giảm dần lớn hơn so với lãi suất nợ gốc. Về cơ bản, tổng tiền lãi suất khách hàng cần thanh toán cho cả hợp đồng là hoàn toàn bằng nhau.

Vậy, tại sao lại có sự phân loại cách tính lãi suất với khoản vay tín chấp như vậy. Có thể hiểu, lãi suất dư nợ gốc như cách trả góp tổng tiền lãi hàng tháng. Mà theo đó, số tiền lãi được góp mỗi tháng là như nhau. Ngược lại, lãi suất dư nợ giảm dần thì trả nhiều hơn vào những tháng đầu, giảm dần về sau.

Trên thực tế, các hợp đồng tín dụng hiện nay đều áp dụng lãi suất dư nợ giảm dần. Cách tính này giảm áp lực thanh toán cho khách hàng khi thanh toán, đặc biệt là khi càng về sau khả năng thanh toán của khách càng biến động. Đồng thời, giảm rủi ro khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng. Do đó, quy định áp dụng lãi suất dư nợ giảm dần là hoàn toàn hợp lý khi vay tín chấp hiện nay.

Lời kết

Lãi suất dư nợ giảm dần là cách tính lãi suất phổ biến trong các hợp đồng cho vay tín dụng hiện nay. Cách tính lãi suất này áp dụng trên phần tiền nợ còn lại. Chúng giảm áp lực thanh toán hàng tháng cho khách hàng khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tuy vậy, về cơ bản, tổng tiền lãi phải trả trên hợp đồng không có sự chênh lệch so với lãi suất dư nợ gốc.

Có thể bạn quan tâm!

5/5 - (10 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây