Nợ quá hạn là gì: 3 Cách xứ lý giúp bạn không còn lo lắng nữa!

Một tình trang không hiếm trong các khoản vay tại ngân hàng hiện nay đó là tình trạng người vay chưa đủ điều kiện tài chính để chi trả cả gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng. Đây là khoản nợ được ngân hàng gọi tên là nợ quá hạn. 

Nếu bạn chưa hiểu nợ quá hạn là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Cùng đọc và bỏ túi ngay các thông tin về nợ quá hạn mà bạn nên biết tại Gocnhintaichinh.com nha.

Khái niệm nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn hay còn gọi là Overdue Debt là một trong những vấn đề của nhiều cá nhân, tổ chức khi thực hiện hình thức vay vốn mà không kiểm soát được rủi ro. Cùng đọc những thông tin sau để hiểu hơn về nợ quá hạn cũng những khái niệm và thông tin mà bạn nên biết.

Nợ quá hạn là cá nhân hay doanh nghiệp khi ký kết các hợp đồng tín dụng thường có thời hạn hoàn trả nhất định cùng với số lãi phải đóng. 

Tuy nhiên, khi đến ngày phải trả nhưng cá nhân, hoặc doanh nghiệp này chưa đủ điều kiện trả thì khoản nợ này được gọi là nợ quá hạn. Hiểu đơn giản thì nợ quá hạn là khách hàng không kịp trả nợ khi đến thời gian cần trả đã hẹn với ngân hàng.

Nợ quá hạn cũng được chia ra làm nhiều loại nợ quá hạn khác, chúng được phân biệt dựa trên quá trình trả nợ cũng như mỗi loại nợ quá hạn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến uy tín của cá nhân, đơn vị vay tín dụng.

Lãi trên nợ gốc quá hạn là gì?

Lãi trên nợ gốc quá hạn hay đơn giản là lãi quá hạn được hiểu nôm na là khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc ban đầu.

Khoản lãi này phát sinh khi khoản nợ gốc chưa được trả và tính lãi theo từng ngày quá hạn.

Lãi trên nợ gốc quá hạn hay lãi quá hạn được áp dụng với trường hợp xác định nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay có tính lãi.

Nợ quá hạn là bao nhiêu ngày?

Nợ quá hạn được chia thành nhiều nhóm nợ khác nhau và mỗi nhóm sẽ được phân biệt bằng số ngày nợ khác nhau và được phân thành từng nhóm cấp độ. Thông thường nhóm nợ đủ tiêu chuẩn sẽ là nhóm 1 với khả năng thu hồi nợ cao. 

Nhóm nợ này thường bị nợ quá hạn không dưới 10 ngày. Với số nợ quá hạn theo từng ngày thì lại phần cấp lên nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5 và nhóm 5 với lần lượt số ngày nợ quá hạn 10 đến 90 ngày, 91 đến 180 ngày, 181 đến 360 ngày và quá 360 ngày.

Liên quan.

  • Dư nợ là gì? 2 Vấn đề bạn phải đối mặt và 3 hướng giải quyết tốt nhất là gì?

3 Cách xử lý nợ quá hạn như thế nào?

3 Cách xử lý nợ quá hạn như thế nào?

Khi gặp rủi ro về vấn đề tài chính, những khoản vay quá hạn dường như là những gánh nặng khiến bạn stress, dễ mất bình tĩnh. 

Bạn nên bình tĩnh để xử lý những vấn đề này để tránh xa những rắc rối không cần thiết. Nếu bản thân gặp phải nợ quá hạn mà chưa có cách giải quyết thì bạn có thể tham khảo những cách giải quyết gợi ý dưới đây.

#1 Đề nghị gia hạn vay.

Bạn nên trình rõ nguyên nhân với phía ngân hàng và bên cho vay để xin sự trợ giúp với việc đề nghị gia hạn thời gian vay và kéo dài thời gian có thể trả nợ. 

Với việc thương lượng để tìm ra cách giải quyết tốt nhất sẽ giúp bạn bình tĩnh cùng như nhìn lại các khoản vay cần thiết và cách giải quyết hợp lý. Biết đâu ngân hàng sẽ đồng ý cho bạn gia hạn khoản vay thêm một thời gian đúng không nào.

#2 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Ngoài việc tự lực cánh sinh thì một cách giải quyết khác cho bạn trong thời điểm khó khăn này là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. 

Sự giúp đỡ này có thể đến từ người thân, bạn bè hoặc tìm đến những chuyên gia tài chính để nhận dự tư vấn, hướng dẫn để có những bước đi đúng đắn. Dù là có vấn đề gì thì đều có cách giải quyết đúng không nào!

#3 Lựa chọn các khoản nợ quá hạn cần ưu tiên.

Nếu bạn có quá nhiều khoản nợ cùng lúc đến thời gian trả thì việc đầu tiên đó là lựa chọn các khoản nợ quá hạn cần ưu tiên trả trước. Việc này khá quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng tới nhiều yếu tố như mức lãi suất, uy tín cũng như kế hoạch chi trả cho các khoản nợ một cách cụ thể hơn. 

Bạn nên trả trước các khoản có mức lãi suất cao và tiết kiệm chi tiêu để trả các khoản vay cá nhân.

Lời kết.

Với những chia sẻ về nợ quá hạn là gì cùng các thông tin xung quanh, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn và bỏ túi được những thông tin bổ ích rồi đúng không nào.

Hãy bình tĩnh và giải quyết các khoản nợ 1 cách thông minh nhé. Thân ái!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây