Cụm từ nợ xấu sẽ được nhắc nhiều lần khi chúng ta tham gia tín dụng bất kỳ tổ chức tín dụng nào, từ ngân hàng và kể cả các công ty tài chính lớn hiện nay (bỏ qua vay tiền online qua app, website vì đa phần là tín dụng đen nên không cập nhật khách hàng lên CIC được).
Vậy, theo bạn nợ xấu là gì? Ở bài viết này, Gocnhintaichinh.com cùng bạn hiểu đúng về định nghĩa này nhưng quan trọng nhất, đó chính là: bạn đang nợ xấu nhưng ngân hàng vẫn hỗ trợ vay tín chấp lên đến 500 triệu đồng. Và dĩ nhiên, đây không phải là chiêu trò, câu view gì cả, mà nó chính là sự thật! Nào, không mất thời gian của bạn nữa, chúng ta bắt đầu thôi nào!
Nợ xấu là gì?

Như Gocnhintaichinh đã có rất nhiều bài viết liên quan đến chủ đề này và có phần hướng dẫn chi tiết, giải đáp những câu hỏi xoay quanh vấn đề nợ xấu là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn, vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau đây nhé:
Nợ xấu được hiểu một cách đơn giản nhất là nợ khó đòi. Thông thường các ngân hàng hay các tổ chức tài chính nói chung áp dụng các dịch vụ tài chính như: vay tiền (vay tiêu dùng, vay thế chấp có tài sản đảm bảo, mở thẻ tín dụng) đều có một tỉ lệ phần trăm khách hàng nợ xấu cả.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính không phải khách hàng cố tình vay tiền, sử dụng thẻ tín dụng rồi không trả. Cũng có nhiều lý do khác như biến cố bên ngoài tác động vào, đặc biệt nhất trong năm 2020 này tỉ lệ thất nghiệp đang có khuynh hướng gia tăng một cách chóng mặt do đại dịch, điều này bạn hiểu rõ hơn bất kỳ thông tin nào khác, phải không nào!
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, khi khách hàng không thanh toán số tiền mà tổ chức tài chính quy định và tổng thời gian chậm trả đó trên 30 ngày, nợ xấu nhóm 3 đã hình thành. Theo quy định chung từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam quy định sẽ có 5 nhóm nợ và xếp theo cấp độ tăng dần.
Nợ xấu có mấy nhóm?

Như trên mà Gocnhintaichinh đã nói đến, khách hàng dù chị chậm thanh toán 1 ngày sẽ vào danh sách nhóm nợ ngay, tổng số ngày trả trễ càng lâu thì bị nhảy nhóm nợ. Cựu thể như sau:
Nợ nhóm 1.
Hay được gọi là nợ dưới tiêu chuẩn, tổng số ngày chậm thanh toán không quá 10 ngày phát sinh kỳ thanh toán trả góp (tiền mặt, thẻ tín dụng) gần nhất.
Tin vui dành cho bất kỳ ai khi ngân hàng, công ty tài chính nhắc nhở nợ nhóm 1 này, đó chính là vẫn đáp ứng được quy định vay tín chấp ngân hàng, công ty tài chính lớn nhé. Tuy nhiên, có thể phát sinh phí phạt do chậm thanh toán, điều này tùy thuộc vào hợp đồng tín dụng đã nêu ra như thế nào!
Nợ cần chú ý.
Nợ cần chú ý, nợ xấu nhóm 2 đều là một cả, hay còn được gọi là nợ tiêu chuẩn. Tổng số ngày chậm thanh toán trên 10 ngày và dưới 30 ngày. Khách hàng sẽ tạm ngưng tham gia các chương trình cho vay tiền không cần thế chấp và mở thẻ tín dụng ngân hàng.
Với nợ xấu nhóm 2 này, khách hàng phải chờ 12 tháng sau kể từ lúc đóng hết khoản vay trả góp đó và phát sinh phí phạt hợp đồng vay.
Nợ xấu nhóm 3,4 và 5.
Đây là cấp độ ảnh hưởng đến điểm tín dụng khách hàng nhất. Tổng số ngày chậm thanh toán nợ xấu nhóm 3,4 và 5 tương ứng trên 30 ngày, 180 ngày và quá 365 ngày.
Khách hàng sẽ bị chặn toàn bộ các dịch vụ vay tiêu dùng, thế chấp, trả góp điện máy và kể cả mở thẻ tín dụng ngân hàng. Thời gian để hệ thống CIC gỡ nợ xấu xuống sẽ là 60 tháng sau khi khách hàng đã kết thúc khoản vay nợ xấu đó.
Làm sao vay tín chấp ngân hàng khi bị nợ xấu?
Câu trả lời sẽ phụ thuộc ở chính bạn, đó là bạn đang nợ xấu ngân hàng hay các công ty tài chính!
Tuy tất cả mọi thông tin về khoản vay đều được cập nhật chung ở hệ thống tín dụng thuộc ngân hàng Nhà nước quản lý, nhưng khi vay vốn, ngân hàng sẽ cho vay sẽ xem xét riêng. Vậy, làm cách nào để vay tiền ngân hàng khi bạn còn đang vướn nợ cần chú ý, nợ xấu.

Chào anh/ chị, mình là Nguyễn Ánh Trúc, hiện là Founder của Gocnhintaichinh. Nơi mình chia sẽ kiến thức tài chính là người từng nhân sự Ngân Hàng nước ngoài. Có phải bạn đang cần giải đáp về vay vốn, hãy liên hệ bên mình nha, sẵn sàng tư vấn bất kỳ lúc nào.