FE Credit chắc hẳn không quá xa lạ với khách hàng đã từng tham gia trả góp tiền mặt hay sản phẩm điện máy. Đối với chương trình góp, khách hàng sẽ thanh toán tiền gốc và lãi theo từng tháng nhưng vì một nguyên nhân nào đó, bạn chậm thanh toán khoản ấy. Vậy, phí phạt trả chậm FE Credit sẽ được tính như thế nào?
Qua bài viết này, Gocnhintaichinh.com không những giúp bạn tìm hiểu không chỉ khoản phí phạt này mà còn kinh nghiệm để không bị chậm thanh toán cũng như làm cách nào để tiết kiệm tiền lãi khi vay trả góp tại công ty FE Credit bạn nhé.
FE Credit có phải là ngân hàng?
Ở những năm 2010 cho đến nay có không ít khách hàng, đặc biệt họ sinh sống ở các vùng sâu vùng xa đều hiểu lầm FE Credit là ngân hàng!
Lý giải cho sự nhầm lẫn này bởi vì FE Credit là tên giao dịch nhưng tên đầy đủ của công ty tài chính này là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
Chính vì nhân viên tư vấn hay đại diện bán hàng (vay tín chấp, mở thẻ tín dụng) đều nói vắn tắt là ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng nên khách hàng hiểu nhầm sang là ngân hàng VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng).
FE Credit hiện là một trong những công ty tài chính hàng đầu trong nước và sản phẩm chính của họ là cho vay trả góp điện máy và tiền mặt áp dụng tên toàn quốc. Đặc điểm của các sản phẩm tài chính ở công ty rất nhanh gọn trong thủ tục cũng như quy trình thẩm định.
Quy định về phí phạt chậm thanh toán là gì?
Phí phạt chậm thanh toán là quy định chung của tất cả các tổ chức tài chính cho vay tiền mặt (bao gồm tín chấp và thế chấp), mở thẻ tín dụng và ngay cả mua hàng trả góp.
Theo Thông tư 39/2016/TT từ ngân hàng Nhà Nước về quy định cho vay của các tổ chức tài chính thì có một số ràng buộc đối với khách hàng trong trường hợp không thanh toán đúng hẹn và đủ số tiền góp hàng tháng như sau:
Lãi suất trên nợ gốc còn lại trong khoảng thời gian quy định ở hợp đồng tín dụng đã nêu rõ trước khi khách hàng đặt bút ký vào đơn đề nghị vay vốn. Lãi này sẽ là lãi thỏa thuận giữa khách hàng và bên tổ chức tài chính ấy (tí nữa Gocnhintaichinh sẽ đưa ra chi tiết về phí phạt mà FE Credit áp dụng nha).
Lãi suất sẽ được tính dựa vào dư nợ gốc quá hạn và theo quy định của ngân hàng Nhà nước sẽ không được vượt quá 10%/ năm tính trên số dư lãi trả chậm.
Lãi suất theo quy định trên theo mức lãi trả chậm với lãi suất tổ chức cho vay đang áp dụng yêu cầu không vượt quá 150% lãi suất cho vay thực tế.
Cách tính phí phạt trả chậm FE Credit hiện nay là gì?
Phí phạt trả chậm FE Credit sẽ phát sinh trong trường hợp bạn chậm thanh toán quá 1 ngày. Chẳng hạn như ngày thanh toán kỳ tiếp theo của bạn là 10/06/2020 nhưng đến ngày 11/06/2020, bạn đã chậm thanh toán và FE Credit sẽ áp dụng phí phạt này.
Từ những quy định chung về cách tính phí phạt chậm thanh toán. Gocnhintaichinh xin dẫn ra một VD cụ thể hơn để bạn dễ hình dung nha.
Giả sử.
Theo lịch thanh toán dưới đây của một khách hàng vay tín chấp tại FE Credit và được duyệt khoản vay như sau:
- Số tiền giải ngân: 40.000.0000đ
- Kỳ hạn trả góp: 12 tháng
- Số tiền góp hàng tháng: 4.039.000đ
- Lãi suất áp dụng: 1.7% tháng (lãi suất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm bạn chọn vay và 1.7% là lãi suất cố định được quy đổi bởi lãi suất theo dư nợ giảm dần: 37%/ năm).
Trường hợp bạn chậm thanh toán và bị phí phạt trả chậm FE Credit sẽ như thế nào?
Nếu kỳ thanh toán đầu tiên bạn chậm thanh toán và FE Credit nhắc nhở đóng số tiền góp kèm theo phí phạt thì công thức tính như sau:
Tổng tiền thanh toán = số tiền góp hàng tháng kỳ mới nhất + 300.000đ
Theo ví dụ trên thì tổng số tiền bạn sẽ trả là:
Số tiền thanh toán + phí phạt = 4.039.000đ + 300.000đ = 4.339.000đ
Chậm thanh toán 2 kỳ liên tục thì điều gì sẽ xảy ra?
Trường hợp 1.
Bạn bị nợ xấu và đóng phí phạt chậm thanh toán. Nếu ngày thanh toán của bạn là ngày 10/06/2020 nhưng mãi đến này 11/07/2020 bạn sẽ rơi vào nợ xấu nhóm 3 và cách tính phí phạt sẽ là:
Tổng tiền phải trả = 4.039.000đ x 2 (số kỳ không thanh toán) + 300.000đ x 2 (chậm thanh toán lần 2) = 4.639.000đ
Trường hợp 2:
Chỉ bị phạt nhưng không bị nợ xấu. Tương tự với lịch thanh toán kỳ tiếp theo của bạn là ngày 10/06/2020 nhưng bạn đến ngày 11/06/2020 bạn mới thanh toán.
Tổng số tiền phải trả ngày 11/06/2020 là: 4.039.000đ + 300.000đ = 4.339.000đ
Nhưng vì một lý do nào đó, kỳ thanh toán kế tiếp là 10/07/2020 nhưng qua ngày 11/07/2020 bạn mới thanh toán thì cách tính phí phạt chậm thanh toán FE Credit sẽ là:
Tổng số tiền phải trả ngày 11/07/2020: 4.039.000đ + 300.000đ x2 = 4.639.000đ
Tóm tắt.
Phí phạt chậm thanh toán của FE Credit sẽ rất khác so với các tổ chức cho vay hiện nay. Nếu số kỳ chậm thanh toán N lần thì tổng số tiền bạn phải trả sẽ là 300.000đ x N lần. Và còn số này sẽ rất lớn nếu bạn nợ xấu nhóm 5 (trên 12 tháng x 300.000đ = 3.600.000đ phí phạt)
Kinh nghiệm thanh toán để không bị phí phạt trả chậm FE Credit.
Điều đầu tiên mà Gocnhintaichinh muốn nhắn nhủ đến người đi vay, nhất là khách hàng đang có khoản trả góp tín dụng tại FE Credit, đó chính là: nên nghiêm túc trong việc thanh toán từng tháng. Bởi vì bộ phận thu hồi nợ của công ty này rất biết cách “chăm sóc khách hàng”.
Sau đây là một số kinh nghiệm để bạn vừa không bị FE Credit phạt trễ hẹn vừa không bị nợ xấu tài chính nữa nhé.
Cân nhắc về số tiền vay.
Vay tiền mặt FE Credit với thủ tục rất đơn giản, phải không nào! Nhưng nếu bạn là người quan tâm nhiều về lãi suất vay thì sẽ thấy rằng lãi cho vay FE Credit khá cao.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc số tiền mình muốn vay là bao nhiêu, nên chọn kỳ hạn thanh toán phù hợp, không quá ngắn và không quá dài sẽ phát sinh thêm tiền lãi.
Thanh toán khoản vay trước 3-5 ngày.
Điều này rất cần thiết vì đôi khi bạn thanh toán đúng ngày theo quy định nhưng hệ thống ghi nhận số tiền trả góp của bạn chậm hoặc nguyên nhân nào đó bị lỗi, khả năng số tiền bạn trả sang ngày kế tiếp mới vào tài khoản thanh toán, bạn đã bị phí phạt trễ hạn FE Credit rồi đó.
Hãy cố gắng đóng trước để không bị tình trạng này nha, ngoài ra bạn sẽ không bị ảnh hưởng bên thu hồi nợ nhắc nhở nhiều.
Cố gắng tất toán khoản vay sớm!
Nhiều khách hàng nghĩ rằng tất toán khoản vay sớm sẽ phát sinh thêm phí bồi thường hợp đồng trước hạn, nên họ sẽ cố gắng góp đúng số kỳ thanh toán.
Điều này thật sự không tốt tí nào! Vì nếu tất toán khoản vay không chỉ tại công ty tài chính FE Credit mà bất kỳ ngân hàng, tài chính khác càng sớm, càng tiết kiệm rất nhiều tiền lãi.
Ví dụ.
Phí tất toán FE Credit là 5% x dư nợ gốc còn lại. Quay lại lịch thanh toán trên, nếu sang kỳ thứ 2 bạn tất toán.
Tổng số tiền phải trả = 34.304.000đ (dư nợ gốc còn lại ở kỳ thứ 2) x 34.304.000đ x 5% (phí tất toán khoản vay) = 36.020.000đ
Vậy, bạn chỉ phát sinh thêm 1.715.000đ phí tất toán và 2 kỳ tiền lãi.
Nhưng nếu bạn chọn phương án thứ 2, đó là góp đủ 12 kỳ theo quy định thì tổng tiền tiền lãi bạn sẽ trả là 8.462.000đ
Lời kết.
Công thức về phí phạt trả chậm FE Credit rất “khôn ngoan” đối với bên cho vay nhưng về phía khách hàng sẽ không tốt chút nào!
Nếu xét về khoản vay nhanh gọn thì FE Credit sẽ là một sự lựa chọn tốt, vì hiện nay các tín dụng đen mộc lên như nấm với các hình thức cho vay lãi suất cao, che lấp các điều khoản làm cho khách hàng vay xong mới biết thực hư như thế nào.
Qua bài viết này, Gocnhintaichinh hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính phí phạt trễ hạn FE Credit và từ đó đưa ra các p hương án trả góp hợp lý nhất.
Nếu bạn còn thắc mắc về cách tính phí phạt trên, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này. Đội ngũ tư vấn luôn online và sẵn sàng hỗ trợ bạn nhé.
Chào anh/ chị, mình là Nguyễn Ánh Trúc, hiện là Founder của Gocnhintaichinh. Nơi mình chia sẽ kiến thức tài chính là người từng nhân sự Ngân Hàng nước ngoài. Có phải bạn đang cần giải đáp về vay vốn, hãy liên hệ bên mình nha, sẵn sàng tư vấn bất kỳ lúc nào.