Điểm tín dụng bao nhiêu là nợ xấu? Kiểm tra, xoá ra sao?

Những người có nhu cầu vay vốn, ngoài những điều kiện yêu cầu cần phải có như là các giấy tờ liên quan thì điểm tín dụng cũng là một yếu tố quyết định đến khả năng vay vốn của bạn có được duyệt hay không. Vậy điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng bao nhiêu là nợ xấu?

Và cách cải thiện điểm tín dụng như thế nào? Bạn sẽ được giải đáp thắc mắc ngay tại bài viết tại Gocnhintaichinh.com này nhé!

Giới thiệu điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng (FICO) đây là điểm số chứng minh được độ uy tín khi vay vốn. Điểm số tín dụng được thể hiện lên sau khi check CIC online và các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào đây để xác định rủi ro khi vay vốn cho khách hàng.

Điểm tín dụng của khách hàng càng cao thì càng được đánh giá tốt và ngược lại. Mức điểm tín dụng trên 740, bạn được hưởng mức lãi suất tốt khi thực hiện giao dịch với ngân hàng. Nếu trước đây bạn chưa mượn nợ các ngân hàng lần nào, nghĩa là bạn có lịch sử tín dụng quá trong trắng.

Thường thì nhóm khách hàng này sẽ được ngân hàng đánh giá rủi ro ngang ngửa với nhóm khách hàng nằm trong nợ xấu quá hạn. Vậy nên, bạn đừng lầm tưởng rằng không vay mượn nợ không có nghĩa là điểm tín dụng tốt.

Những yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng?

Trên trung tâm tín dụng của quốc gia Việt Nam – CIC thang điểm tín dụng sẽ được xác định dựa trên 5 yếu tố và lịch sử thanh toán nợ sẽ là yếu tố quan trọng nhất.

Ngoài ra, sẽ có một vài yếu tố ảnh hưởng khác như chủng tốc, về nơi ở, trình độ,…Dù vậy, để có thể đảm bảo được bạn đang ở mức hạng nào, độ rủi ro ra sao nên tham khảo 5 yếu tố đó sau đây.

1. Tiểu sử thanh toán nợ 

Trước kia nếu bạn đã có khoản vay vốn tín dụng cũ và thanh toán như thế nào sẽ rất quan trọng. Nếu số vay của bạn nằm ở mức vừa phải và luôn trả đúng thời hạn thì các tổ chức tài chính sẽ đánh giá rất cao về độ uy tín này.

Điều này không chỉ thể hiện quá các hợp đồng vay mà còn nằm ở vấn đề chi tiêu qua thẻ tín dụng. Vậy bạn nên biết sử dụng thẻ Visa/ Mastercard một cách hợp lý.

2. Các khoản nợ tín dụng

Thông qua tình trạng các khoản nợ, tổ chức tài chính sẽ chấm điểm tín dụng online. Bạn sẽ được họ tính toán các số tiền bạn đang nợ và hạn mức của thẻ tín dụng mà bạn sở hữu.

Về việc bạn sở hữu bao nhiêu tài khoản và số dư như thế nào cũng rất quan trọng. Thường thì người mà luôn chi tiêu gần hết hạn mức được cấp phép sẽ được xếp vào mức rủi ro vay vốn cao hơn người dùng ở mức độ vừa phải.

3. Thời gian mở tài khoản tín dụng

Bạn sẽ nghĩ rằng thời gian mở tài khoản tín dụng dường như không liên quan nhưng thẻ tín dụng còn được tính dựa trên thời gian mà bạn mở tài khoản.Sự ưu tiên sẽ luôn dành cho khách hàng có lịch sử mở thẻ sớm.

4. Loại tín dụng 

Yếu tố này cho thấy bạn đang quản lý các tài khoản tín dụng nào, giả sử như trả góp, vay quay vòng.

Đây là cơ sở để các tổ chức xem xét đến khả năng chi trả khoản vay có tốt hay không. Trong quá trình vay nợ nếu bạn có khả năng quản lý cả hai tốt thường được chấm điểm cao.

5. Sử dụng tài khoản tín dụng mới

Nếu như bạn mở thêm tài khoản mới trong thời gian gần nhất thì việc này cũng ảnh hưởng đến số điểm được chấm. Lạm dụng việc mở quá nhiều tài khoản mới và có nợ trên tài khoản đó, chắc chắn sẽ được tính điểm không cao.

Sẽ mất 6 tháng cho trường hợp khách hàng mở thẻ tín dụng để các tổ chức chấm điểm và đánh giá rủi ro.

Xem thêm:

Cách điểm tín dụng hoạt động

Điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quyết định của bên cho vay để cung cấp tín dụng cho bạn. Ví dụ khi nói đến những người có điểm dưới 640 thường được coi là những người đi vay dưới mức chuẩn.

Thường các tổ chức cho vay sẽ tính lãi suất với các khoản vay ở mức cao hơn so với một khoản vay thông thường để tự bù đắp cho việc gánh chịu nhiều rủi ro. Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu thời hạn trả nợ ngắn hơn hoặc người bảo lãnh đối với những người vay có điểm thấp. Đối với công ty tài chính tại Việt Nam thì đa số gần như sẽ từ chối hồ sơ.

Ngược lại, việc tăng điểm tín dụng từ 700 trở lên thường coi là tốt và có thể dẫn đến việc người đi vay nhận được mức lãi suất thấp hơn và họ trả ít tiền hơn với lãi suất trong suốt thời gian vay. Dưới đây sẽ là bảng điểm tín dụng (Credit score) từ xuất sắc xuống mức kém:

  • Xuất sắc: 800 đến 850
  • Rất tốt: 740 đến 799
  • Tốt: 670 đến 739
  • Khá: 580 đến 669
  • Kém: 300 đến 579

Điểm tín dụng bao nhiêu là nợ xấu?

Điểm tín dụng bao nhiêu là nợ xấu?

Từ bảng điểm trên ta thấy được người có số điểm thuộc mức 5 sẽ được xem là đối tượng cho vay có rủi ro cao. Cụ thể, điểm tín dụng dao động từ khoảng 400 – 579 sẽ được đánh giá là không đủ điều kiện được vay, thuộc nợ nghi ngờ. Những người có điểm từ 300 – 399 thuộc nhóm đối tượng có khả năng mất vốn, rủi ro rất cao.

Tự tra cứu điểm tín dụng cá nhân như thế nào?

Cách kiểm tra điểm tín dụng cá nhân thông qua CIC khá đơn giản ai cũng có thể làm được

  • Bước 1: Đăng nhập vào trang web để check CIC TẠI ĐÂY sau đó nhấp vào mục đăng ký. Lưu ý: Bạn cần phải chụp CMND cả 2 mặt trước và mặt sau theo như yêu cầu
  • Bước 2: Hoàn thành bước đăng ký thông tin
  • Bước 3: Khi hoàn thành xong bước đăng ký thông tin, lúc này bạn đợi hệ thống sẽ gửi mã xác thực (OTP) về số điện thoại bạn đã đăng ký.
  • Điền mã xác thực được gửi về điện thoại, đọc và chấp nhận các điều khoản
  • Bước 4: Đăng nhập bằng tài khoản vừa mới tạo, thông tin đăng nhập bao gồm: tên đăng nhập và mật khẩu (nếu hệ thống vẫn chưa tự động đăng nhập sau khi đăng ký).
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành bạn sẽ có thể tự tiến hành tra cứu CIC.

Cách cải thiện điểm tín dụng bạn cần biết

Các lưu ý dưới đây bạn nhất định phải thực hiện và cân nhắc nếu muốn có điểm tín dụng tốt gia tăng tín nhiệm để sau này có thể vay vốn, mở thẻ tín dụng ngân hàng dễ dàng như sau?

1. Thanh toán nợ vay đúng thời hạn

Nếu muốn có điểm số tín dụng đạt tối đa điều này bạn phải làm được cho tất cả các khoản vay đang có đều cần được thanh toán đủ và đúng thời hạn.

Bạn chần chừ kéo dài thêm vài ngày cũng đã có nguy cơ cao rơi vào nhóm nợ 1 hoặc 2, ảnh hưởng đến khả năng được vay vốn trong tương lai.

2. Hoàn tất nợ cũ và hạn chế nợ mới

Tuy điểm tín dụng được tính dựa trên khả năng chi trả khoản nợ nhưng tổ chức tài chính cũng rất e ngại với khách hàng vay vốn quá nhiều.

Nếu bạn phụ thuộc quá nhiều vào việc vay mượn tiền thì sẽ không nhận được sự ưu ái từ mọi người. Vận nên bạn hãy cố gắng vay nợ ở mức vừa phải và trả đúng thời hạn. Khi đã hoàn tất nợ cũ một thời gian, bạn mới nên cân nhắc nộp hồ sơ vay vốn mới.

3. Cân nhắc và hạn chế vay dùm bạn bè, đồng nghiệp

Vay tiền giúp là một trong những nguyên nhân khiến điểm tín dụng thấp. Vì lúc này, bạn sẽ không nắm được quyền chủ động trong việc thanh toán nợ.

Thay vào đó, bạn phải phụ thuộc vào người đã vay thực sự và không biết được khi nào họ sẽ trả tiền. Bạn sẽ là người gánh chịu mọi hậu quả nếu như gặp trường hợp xấu nhất chính là “quỵt” nợ

4. Không nên vay đồng loạt nhiều tổ chức tín dụng

Không có tổ chức hay đơn vị vay vốn nào đưa ra quy định về việc khách hàng của mình không được vay tiền thêm ở những nơi khác. Tuy nhiên, cái giá phải trả của sự tự do này là điểm tín dụng thấp, khó được duyệt vay vốn sau này.

Hơn nữa, tài chính sẽ  bị đè nặng nếu như bạn vay cùng lúc nhiều nơi. Thậm chí  nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy “ngộp” và không kịp xoay sở để trả đúng hạn.

Lời kết

Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng bao nhiêu là nợ xấu? là những câu hỏi về điểm tín dụng hết sức cần thiết đối với bạn. Rất mong rằng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích và giúp bạn có được điểm số phù hợp phục vụ cho nhu cầu tài chính của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên quản lý và cân nhắc chi tiêu để có cuộc sống thoải mái. Hãy kết nối chúng tôi ngay để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết hơn nhé!

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây