25+ Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu uy tín, lãi thấp

Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu chính là giải pháp tuyệt với với những ai đang có điểm tín dụng “kém” Có phải bạn đang gặp các vấn đề về nợ xấu bởi nhiều nguyên nhân?

Bạn băn khoăn không biết làm sao để có thể kiểm tra nợ xấu của mình, liệu có thể vay khi đang có nợ xấu được không hay cách để xóa nợ xấu trong hệ thống tín dụng như thế nào…

Đừng lo, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin tổng hợp chi tiết danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu cùng với đó là các thông tin liên quan giúp bạn giải quyết những thắc mắc này. Hãy cùng tìm hiểu cách vay tiền tại Gocnhintaichinh.com thôi nào!

Nợ xấu là gì?

Danh Sách Ngân Hàng Cho Vay Nợ Xấu

Nợ xấu thường được biết đến là nợ khó đòi. Nếu hiểu theo cách đơn giản thì đây là những khoản nợ mà người đi vay (bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp) bị quá hạn trả cả gốc lẫn lãi như trong hợp đồng tín dụng họ đã cam kết.

Khách hàng rơi vào những  trường hợp này nếu muốn đi vay nợ tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn.

Thông thường, một khoản nợ được xem xét là nợ xấu nếu người đi vay quá hạn 90 ngày kể từ ngày đi vay đến hạn trả. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ để từ đó hạch toán các khoản vay của khách hàng vào các nhóm sao cho phù hợp.

TOP ngân hàng cho vay nợ xấu, check CIC miễn phí.

Cake by VPBank

Cake

Ngân hàng số

VPBank NEO

VPBank NEO

App MBBank

MBBank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

Nợ xấu có mấy nhóm?

Vậy thì, phân loại các nhóm nợ xấu như thế nào? Theo như Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (hay còn gọi là hệ thống CIC).

Để đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng, hệ thống chia 5 nhóm nợ tín dụng tương ứng với các mức độ khác nhau.

Từ đó giúp dễ kiểm soát cũng như xem xét một khách hàng có đáp ứng nhu cầu được vay nợ tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng hay không.

Mời bạn tham khảo qua các nhóm và thời gian nợ quá hạn của từng nhóm để tránh trường hợp rơi vào các nhóm nợ xấu như dưới đây.Năm nhóm nợ tín dụng bao gồm:

Nợ nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

  • Người vay thanh toán các khoản nợ đúng hạn
  • Thời gian nợ quá hạn: dưới 10 ngày
  • Thời gian xem xét để được vay: có thể vay ngay

Nợ xấu nhóm 2 hay còn gọi nợ cần chú ýx

  • Thời gian nợ quá hạn: từ 10 ngày đến dưới 30 ngày
  • Thời gian xem xét để được vay: sau 12 tháng

Nợ xấu nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

  • Thời gian nợ quá hạn: từ 30 đến dưới 90 ngày
  • Thời gian xem xét để được vay: 5 năm
  • Các trường hợp được miễn hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.

Nợ xấu nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ mất vốn

  • Thời gian nợ quá hạn: từ 90 đến dưới 180 ngày
  • hời gian xem xét để được vay: 5 năm

Nhóm xấu nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn

  • Thời gian nợ quá hạn: trên 180 ngày
  • Thời gian xem xét để được vay: 5 năm

Xem thêm

Cách kiểm tra nợ xấu như thế nào?

Kiểm tra nợ xấu online

Như chúng tôi trình bày ở những phần trên, nếu bạn rơi vào nhóm nợ xấu thì điểm xếp hạng tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Khả năng lớn nhất bạn sẽ không được ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay vốn.

Vậy làm thế nào để kiểm tra nợ xấu. Đây là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng thắc mắc mỗi khi có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.

Cách kiểm tra phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất đó là tra cứu online qua hệ thống CIC. Đây là cách làm hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tự thực hiện được. Các bước làm bạn có thể tham khảo như sau:

  • Đầu tiên, bạn truy cập vào website của CIC. Trong trường hợp đã có tài khoản của CIC, bạn chỉ cần đăng nhập vào. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy chọn “Khai thác nhu cầu vay” tại hệ thống.
  • Tiếp theo, bạn điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu để đăng ký. Một lưu ý bạn cần nắm rõ tại bước này đó là phải nhập chính xác số điện thoại và email của mình để nhận được những thông tin quan trọng từ CIC một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
  • Sau khi đã hoàn tất việc điền thông tin, bạn nhấn “Tiếp tục” để chuyển sang các bước tiếp theo.
  • Tại bước tiếp theo, nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà bạn đã đăng ký trước đó. Sau đó chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết của hệ thống. Nhấn “Tiếp tục” để thực hiện tiếp các bước sau.

Cách kiểm tra nợ xấu 1

Khoảng sau 1 ngày kể từ thời điểm đăng ký, sẽ có người thuộc trung tâm CIC gọi đến bạn để xác nhận mọi thông tin. Nếu thông tin chính xác như bạn đã đăng ký, kết quả CIC sẽ được gửi đến bạn qua email.

Trên đây là cách tra cứu CIC online nhằm giúp bạn dễ dàng kiểm tra được nợ xấu của mình. Với những hướng dẫn như trên có thể giúp tra cứu các hợp đồng tín dụng hoặc giúp bạn nắm rõ những ngân hàng, tổ chức tín dụng nào bạn đã từng vay vốn một cách chính xác và tiết kiệm thời gian nhất.

Cách kiểm tra nợ xấu 1

Cách xoá nợ xấu như thế nào?

Cách xóa nợ xấu thường tùy vào từng trường hợp của mỗi khách hàng tương ứng với các khoản nợ của họ.

Theo như Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cung cấp lịch sử tín dụng đối với các khoản nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng được tất toán.

Do đó, trong trường hợp có khoản vay dưới 10 triệu đồng thì bắt buộc khách hàng phải thực hiện thanh toán ngay lập tức. Từ đó, khách hàng sẽ không còn phải bận tâm về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Bên cạnh đó, đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng, khách hàng vẫn cần phải sắp xếp và tranh thủ tất toán khoản nợ xấu của mình, kể cả gốc lẫn lãi phát sinh tại thời điểm thanh toán đối với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

Một khi thanh toán được khoản vay này thì khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay sẽ được giải quyết một cách triệt để. Việc quan trọng mà khách hàng cần làm ngay sau đó là thông báo ngay với cán bộ tín dụng rằng mình đã hoàn tất việc thanh toán khoản nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng đó.

Đồng thời khách hàng cũng có thể đề nghị ngân hàng tiến hành làm văn bản để xác nhận việc họ đã hoàn trả nợ quá hạn và những lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Liên quan đến vấn đề lý do phát sinh, khách hàng phải giải trình được khoản nợ xấu của mình thuộc nguyên nhân khách quan.

Chẳng hạn như lỗi hệ thống máy tính của Ngân Hàng cho vay, sự nhầm lẫn của nhân viên hay tra nhầm số chứng minh nhân dân của người khác dẫn đến việc bạn bị nợ xấu,…

Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp này thì sẽ được xem xét để giải quyết. Riêng những trường hợp thuộc nguyên nhân chủ quan thì tất nhiên, sẽ không được giải quyết.

Cách vay tiền khi bị nợ xấu.

Có rất nhiều khách hàng vẫn thường thắc mắc: nếu như họ không may rơi vào trường hợp có lịch sử nợ xấu thì họ có thể vay khi đang có nợ xấu được hay không?

Câu trả lời là vẫn có thể vay được. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng nợ xấu của khách hàng ở mức độ nào, ngân hàng mới có thể đưa ra quyết định để cho họ vay.

Nếu khách hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2: Đối với nợ nhóm 1 ( như đã trình bày ở phần trên) khách hàng có thể được xem xét để vay ngay.

Riêng đối với nợ xấu nhóm 2, tùy vào từng ngân hàng có xem xét cho họ vay vốn hay không. Khách hàng cần phải chứng minh thu nhập, giải trình được lý do nợ xấu của mình là do khách quan hay những chứng minh khác để đảm bảo rằng khách hàng có khả năng hoàn trả khoản vay.

Nếu khách hàng thuộc nhóm 3, nhóm 4 hoặc nợ nhóm 5: Trong trường hợp này, khách hàng sẽ không được ngân hàng hay công ty tài chính cấp tín dụng dưới bất cứ hình thức nào. Khách hàng bắt buộc phải đợi đến 5 năm (tức qua năm thứ 6 kể từ thời điểm quá hạn).

Khi đó, tình trạng của khách hàng trong hệ thống tín dụng mới trở lại bình thường và được ngân hàng xét duyệt cho vay vốn.

Đối với một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng nghiêm ngặt, nếu chạm mức của nợ xấu nhóm 3 thì khách hàng sẽ không bao giờ được ngân hàng đó cấp tín dụng nữa. Hay có thể nói, khả năng vay vốn của khách hàng tại ngân hàng đó gần như bằng không.

Danh sách các ngân hàng cho vay nợ xấu uy tín

Như được giải thích ở phần trên, nếu một khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu thì khả năng họ được ngân hàng cho vay là rất thấp hay thậm chí sẽ không được vay vốn.

Tuy nhiên, vẫn có cách để giúp khách hàng có thể vay vốn khi không may rơi vào những trường hợp này. Đó chính là việc cho vay khi có nợ xấu, đây được coi là một giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

Việc hỗ trợ vay vốn này đặc biệt chỉ được áp dụng tại một số ngân hàng. Chúng tôi xin được đưa ra danh sách các ngân hàng cho vay nợ xấu để bạn tham khảo.

Woori Bank là ngân hàng gì?

1/ Ngân hàng Woori Bank

Xếp đầu tiên trong danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu này Gocnhintaichinh sẽ ưu tiên về Woori bank. Với 100% vốn đầu tư nước ngoài – Hàn quốc, ngân hàng đang từng bước hoàn thiện chương trình vay theo lương. Lãi suất, quy trình đều nhanh gọn và quan trọng nhất nợ xấu vẫn được xem xét cấp vay.

Phòng giao dịch shinhan bank

2/ Ngân hàng Shinhan

Hỗ trợ các gói vay nợ cho khách hàng có nợ xấu với hạn mức lên đến gần 500 triệu đồng tùy theo mức độ nợ xấu.

Điều kiện áp dụng đối với các gói vay tín chấp Shinhan Bank tại đây là cá nhân có độ tuổi từ 22 và không quá 60 tuổi, với mức thu nhập trên 7.2 triệu/tháng chuyển khoản ngân hàng bất kỳ, hộ khẩu thường trú tại nơi có chi nhánh ngân hàng Shinhan.

3/ Ngân hàng Citibank

Mọi khách hàng có thể vay tiền với điều kiện lương chuyển khoản trên 15 triệu/tháng trước thuế, đang sống và làm việc duy nhất TP.HCM và Hà Nội.

Được biết đến ngân hàng hàn đầu Mỹ áp dụng đối tượng khách hàng có thu nhập từ mức trung – cao trở lên. Lãi suất và quy trình vay Citibank được tài chính đánh giá chuyên nghiệp nhất hiện nay.

Ngân hàng Standard Chartered

4/ Ngân hàng Standard Chartered

Biết đến một trong những ngân hàng khó tín và kén chọn khách hàng nhất, nhưng bù lại khách hàng sau khi vay đều cảm thấy rất hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng ở Standard Chartered rất chuyên nghiệp, chưa kể khoản vay tốt hơn các ngân hàng khác.

Ngân hàng CIMB

5/ Ngân hàng CIMB

Nỗi đình nỗi đám từ năm 2017 với chương trình vay ngang tằm với các ngân hàng nước ngoài như: Shinhan bank, Citibank, Standard Chartered. Tuy nhiên, đầu năm 2019 Cimb Việt Nam không còn áp dụng cho vay offline mà chuyển sang 100% cho vay online.

Đây là một ngân hàng lý tưởng nhất nếu bạn chọn vay nhanh, lãi suất thấp và nợ xấu vẫn có thể được vay (xét một số điều kiện).

VIB là ngân hàng gì

6/ Ngân hàng VIB

VIB đặc biệt chỉ hỗ trợ vay vốn cho những khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 3 trở xuống (đối với nhóm 3 trên 2 năm). Khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 4,5 sẽ không được ngân hàng hỗ trợ vay vốn.

ngân hàng TPBank

7/ Ngân hàng TPBank

Với ưu điểm mọi khách hàng từ đi làm công ty hay kinh doanh, buốn bán đều có thể vay vốn với 4 chương trình: vay theo lương, hoá đơn tiện ích, bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng tín dụng trả góp.

Chỉ cần có nguồn thu nhập trên 3 triệu không cần chứng minh vẫn có thể vay vốn tại TPBank một cách dễ dàng.

tra cứu khoản vay vpbank

8/ Ngân hàng VPBank

Nổi bật về Logo màu xanh lá cây có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Với mức lương chuyển khoản 4.5 triệu trở lên, khách hàng có thể cấp hạn mức vay đến 10 lần lương và được trao tay thẻ tín dụng VPBank miễn phí thường niên năm đầu tiên. Điểm đáng quan tâm nhất, ngân hàng này có thể xem xét nợ xấu vẫn được vay.

ngân hàng SHB

9/ Ngân hàng SHB

Đa dạng chương trình cho vay tiền mặt không kém gì với ngân hàng TPBank. Nếu bạn không thế chứng minh thu nhập như vay theo lương và cân nhắc khi phải chuẩn bị quá nhiều giấy tờ vay vốn thì việc chọn SHB sẽ phù hợp với bạn nhất, vì ngân hàng này gần như tối giản, mong muốn khoản vay nhanh gọn nhất cho khách hàng.

Vay tín chấp OCB: Cập nhật thủ tục, quy trình đăng ký mới!

10 /Ngân hàng OCB

Được đánh giá một trong những ngân hàng cấp khoản vay cao nhất. Nếu bạn có kinh nghiệm vay tín chấp thì phần nào biết cách ngân hàng cấp vay dựa trên hệ số khả năng chi trả (hệ số DTI).

Nhưng với OCB, không có khái niệm gì về giới hạn số tiền vay, chỉ cần khách hàng chứng minh khả năng trả nợ tốt, hạn mức vay sẽ không còn vấn đề.

Ngoài một số ngân hàng cho vay nợ xấu trên các bạn cũng có thể tìm hiểu tham khảo thêm tính năng vay tiền thông qua một số app vay tiền có uy tín nữa nhé.

Tóm tắt nhanh quy trình các ngân hàng cho vay tiền nợ xấu

  • Tìm hiểu về sản phẩm vay tiền nợ xấu ở các ngân hàng trên: Trước khi vay tín chấp, hãy tìm hiểu về chính sách, quy trình và điều khoản cho vay ở từng ngân hàng một, để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và tình trạng tài chính của mình.
  • Đăng ký sản phẩm vay tín chấp: Sau khi chọn được sản phẩm vay tín chấp phù hợp, bạn có thể đăng ký sản phẩm với ngân hàng bằng cách đến trực tiếp tại chi nhánh hoặc qua điện thoại.
  • Hoàn tất hồ sơ vay: Khi đăng ký sản phẩm vay tín chấp, bạn cần phải cung cấp cho ngân hàng một số chứng từ cần thiết như giấy tờ tùy thân, bản sao hộ khẩu, bản sao hoá đơn, bản sao sổ địa chỉ,…
  • Xem xét và duyệt đơn vay: Sau khi nhận được hồ sơ vay tín chấp, ngân hàng sẽ xem xét và duyệt đơn vay của bạn. Nếu đơn vay được duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo khoản vay của mình
  • Ký hợp đồng vay tín chấp: Khi đơn vay được duyệt, bạn sẽ được mời ký hợp đồng vay tín chấp tại chi nhánh ngân hàng đăng ký tại địa điểm bất kỳ. Hãy chú ý đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký.
  • Nhận khoản vay: Sau khi ký hợp đồng, bạn sẽ nhận được khoản vay tiền nợ xấu theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Trả nợ: Bạn sẽ phải trả nợ vay tín chấp theo kế hoạch trong hợp đồng với Ngân hàng yêu cầu. Hãy chú ý trả nợ đúng hạn để tránh gặp rủi ro trong tương lai.

Lời kết.

Trên đây là danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu cùng với các thông tin liên quan. Hi vọng qua bài viết này, chúng tôi có thể giúp bạn nắm rõ và hiểu đúng hơn về vấn đề nợ xấu để tránh những trường hợp rắc rối trong việc vay nợ của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè nhé!

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (10 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây